当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
Những lời thoại đầy chất ca dao của Olinhli không chỉ mang đến tiếng cười sảng khoái cho khán giả mà còn ẩn chứa những thông điệp ý nghĩa. Anh thường sử dụng thể thơ lục bát, với cách gieo vần nhuần nhị, tinh tế giúp lời thoại vừa dung dị vừa gần gũi. Có thể kể đến các tiểu phẩm Vợ chồng son, Nói xấu chồng… là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về giá trị của hạnh phúc gia đình. Tiểu phẩm Sò Hến kết duyên châm biếm nhẹ nhàng những tiêu chuẩn hôn nhân hiện đại khiến người xem phải suy ngẫm…
Từ những câu chuyện hài hước đời thường đến những câu chuyện thời sự, châm biếm xã hội… các chủ đề đều được anh thể hiện một cách khéo léo qua ngôn ngữ biểu đạt phong phú, sinh động cùng vần điệu hấp dẫn, thanh thoát. Nhiều video thu hút khán giả và nhận được nhiều phản hồi tích cực như: Lòng xào dưa, Chuyện làm đẹp, Dâu Nam ra Bắc…
Olinhli cho biết, cảm hứng sáng tạo của anh bắt nguồn từ những tình huống, câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày. Trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục làm nội dung dựa trên những vấn đề thực tế, có tính thời sự, phản ánh đời sống xã hội; đồng thời tái hiện tác phẩm văn học theo cách mới, đặc biệt là các vở kịch nổi tiếng.
“Mình cảm thấy hạnh phúc khi làm được những điều có ích. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì nội dung thú vị và độc đáo, mình vẫn sẽ tiếp tục cố gắng để không phụ lòng khán giả. Hy vọng rằng trang Olinhli sẽ phát triển bền vững nhờ nội dung lành mạnh và ý nghĩa”, anh chia sẻ.
Với nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ, Olinhli - Thị Hến mong muốn mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái cùng những thông điệp sâu sắc, giúp khán giả tìm thấy niềm vui và sự bình yên từ những điều giản dị nhất.
Bích Đào
" alt="Nhà sáng tạo nội dung đa tài 8x và loạt tiểu phẩm đậm chất thơ ca"/>Nhà sáng tạo nội dung đa tài 8x và loạt tiểu phẩm đậm chất thơ ca
Khánh Linh chia sẻ với VietNamNet, cô và Thu Phượng chơi thân từ khi học Nhạc viện dưới sự dẫn dắt của thầy Quang Thọ, chỉ khác năm. Dù hai người có những ngã rẽ khác nhau, sống ở hai thành phố đầu đất nước nhưng Thu Phượng và Khánh Linh vẫn luôn quan tâm đến nhau trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Họ duy trì tình bạn 2 thập kỷ, không nghĩ mình là ca sĩ mà chỉ đơn giản là những người bạn có thể chia sẻ nhiều điều.
"Một số thay đổi trong cuộc sống khiến Phượng rời xa sân khấu, trong đó có yếu tố liên quan sức khoẻ nhiều hơn, dây thanh quản của bạn không ổn định nên phải dừng lại giấc mơ nghệ thuật. Khi Phượng ngỏ ý muốn hát chung, tôi rất vui vì thấy bạn vẫn còn lửa và muốn quay lại với âm nhạc", Khánh Linh bày tỏ.
Ước mơ của mẹđánh dấu sự trở lại với âm nhạc của Thu Phượng sau 8 năm cuộc sống âm nhạc bị ngắt quãng. Tháng 12/2023, dịp sinh nhật cô, ông xã Thu Phượng hỏi cô thích gì. Nữ ca sĩ đáp chỉ muốn đứng trên sân khấu và hát 1 lần. Được sự ủng hộ của chồng, Thu Phượng làm minishow tại Hà Nội và TPHCM, lần nào cũng có bạn thân Khánh Linh góp mặt.
Với Ước mơ của mẹ, Khánh Linh và Thu Phượng muốn chia sẻ cảm xúc của những người đã làm mẹ. Khánh Linh cho biết khi hát ca khúc này, nếu có sự thay đổi thì đó là rút ngắn khoảng cách thế hệ, giúp cô và các con cũng như cô và mẹ nói chuyện gần gũi hơn.
Về tình trạng bệnh của mẹ - NSƯT Vũ Dậu, Khánh Linh cho biết: "Mẹ tôi sau cuộc đại phẫu thuật đã khá hơn. Tôi biết ơn sự kiên cường của mẹ. Quan trọng là tôi quyết định mọi thứ liên quan đến mẹ trong việc chữa trị. Tôi không hối hận vì thúc đẩy và giúp mẹ dũng cảm hơn khi đối mặt với bệnh tật và rất mừng vì mẹ đã vượt qua".
Nữ ca sĩ cho biết gia đình cô sống khép kín nên không muốn chia sẻ cụ thể về tình trạng bệnh của mẹ nhưng nhắn nhủ "mọi người cứ yên tâm là bà cụ rất khoẻ và vui vẻ".
Khi được hỏi Khánh Linh đã cùng mẹ vượt qua biến cố gia đình liên quan tới sự ra đi của nhạc sĩ Ngọc Châu (anh trai Khánh Linh - PV) thế nào?, nữ ca sĩ trả lời VietNamNet: "3 năm vừa qua nhà tôi có quá nhiều chuyện liên tiếp xảy ra và tất cả những gì tôi có thể giúp mẹ là an ủi tinh thần và chăm lo sức khoẻ để bà vững vàng hơn. Tôi vững vàng thì mẹ tôi mới vững vàng. Tôi mừng vì có mẹ".
Tại họp báo ra mắt MV, Khánh Linh chia sẻ mẹ lúc nào cũng coi cô như trẻ con, luôn dặn dò mọi thứ dù cô đã ngoài 40 tuổi. "Nếu muốn nói điều gì thì sẽ là: Con lớn rồi mẹ ạ", Khánh Linh nói.
Ảnh: FBNV
Mẹ ruột Khánh Linh: U80 vẫn được khen trẻ đẹp, từng là mỹ nhân làng nhạcKhánh Linh mới đây đã khoe mẹ trên trang cá nhân và nhận được nhiều tương tác trên mạng xã hội. Ở tuổi U80 bà vẫn được khen trẻ đẹp." alt="Ca sĩ Khánh Linh: 3 năm qua nhà tôi có quá nhiều chuyện liên tiếp xảy ra"/>Ca sĩ Khánh Linh: 3 năm qua nhà tôi có quá nhiều chuyện liên tiếp xảy ra
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1990 khi bố mẹ của bà Deanna đã ngoài 70 tuổi. Họ bán ngôi nhà cũ và chuyển đến nhà mới. Deanna khi đó sống ở nơi khác nhưng thường xuyên về thăm bố mẹ.
Mỗi khi rời nhà của bố mẹ, bà Deanna đều thấy bố mẹ đứng trước hiên nhà và vẫy tay chào tạm biệt cho tới khi bà đi thật xa.
Vào một ngày tháng 8/1991, với suy nghĩ bố mẹ sẽ có ngày rời xa thế giới, bà Deanna quyết định ghi lại những khoảnh khắc này.
Bộ ảnh cho thấy tình yêu thương vô điều kiện mà bố mẹ bà Deanna dành cho con gái.
Tháng 8/2009 là lần cuối cùng bố bà Deanna xuất hiện trong ảnh. Trong bức ảnh này, ông chống gậy, dựa vào vợ và vẫy tay chào con gái.
Bà Deanna tiếp tục ghi lại những khoảnh khắc vẫy tay chào của mẹ cho đến ngày mẹ bà chuyển vào viện dưỡng lão năm 2017.
Sau khi mẹ bà qua đời, cũng vào năm 2017, Deanna đã chụp một bức ảnh toàn cảnh ngôi nhà nhưng giờ thiếu vắng hình bóng cha mẹ.
Cụ bà sở hữu bộ ảnh quý hiếm chụp trong 27 năm, ai xem cũng xúc động
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
“Máy điều hòa” tự nhiên
Giữa trưa nắng nóng, ông Trần Kim Long (SN 1959, quận 8, TP.HCM) không ở trong nhà. Ông ra mái hiên được che tạm bằng bạt, tôn cũ mắc võng nằm nghỉ trưa.
Không cần bật quạt điện, máy điều hòa, nơi ông nằm vẫn mát mẻ, dễ chịu nhờ bóng tỏa ra từ 4 cây dừa cao vút. Số cây dừa này mọc lên từ bên trong căn nhà rộng khoảng 3m, dài 16m được lợp, quây tạm bằng tôn cũ của ông Long.
Chúng mọc giữa nhà, thân lớn đâm xuyên qua mái tôn, vươn cao lên trời xanh. Những tàu dừa xanh cong vút tạo bóng râm cho toàn bộ căn nhà.
Bốn cây dừa trên được ông Long trồng từ khi ông bước qua tuổi 30. Trước đây, khu vực ông sinh sống không có cây xanh. Vì thế, mùa nắng, căn nhà nhỏ quây bằng tôn nằm vắt lên mé con kênh Đôi cứ như cái lò hơi.
Thấy vậy, ông Long quyết định trồng 4 cây dừa xiêm vào giữa nhà để lấy bóng mát. Vì gần kênh, dừa đủ nước để sinh trưởng, phát triển. Ông Long hầu như không phải chăm sóc.
Sau ít năm, dừa đã cao quá đầu người rồi vươn khỏi mái nhà, tỏa bóng mát. Ông Long kể: “4 cây dừa lớn gần như bằng nhau nên khi cao hơn mái nhà, nó tỏa bóng mát, che hết căn nhà của tôi.
Lúc đó, gần như nắng trời không thể chiếu thẳng vào mái nhà, nên dù nhà lợp tôn vẫn rất mát mẻ. Hơn thế, khu vực này nhiều gió. Gió thổi từ kênh vào cộng thêm bóng dừa che nắng, nên nhà thấp, chật, lợp tôn mà vẫn mát mẻ, thông thoáng”.
Những năm ấy, bóng râm của 4 cây dừa không chỉ che mát cho gia đình ông Long. Nó còn trở thành nơi hóng gió, nghỉ ngơi của những công nhân làm việc tại kho gạo bên phía đối diện.
Thấy vậy, ông Long mở quán bán nước giải khát. Nhờ bóng mát của 4 cây dừa, quán nước của ông rất đắt khách.
Nhà ông nằm sát bến sông, nơi ghe, thuyền thường xuyên ra vào vận chuyển lúa gạo. Công nhân, chủ ghe, thuyền sau khi bốc, dỡ lúa gạo xong đều đến ngồi dưới bóng mát 4 cây dừa của ông Long nghỉ ngơi. Nhiều người còn nói vui, quán nước của ông có máy điều hòa tự nhiên nên thường xuyên ghé lại uống nước, nghỉ mát.
“Không chỉ cho bóng mát, mấy cây dừa còn cho tôi trái. Khi còn trẻ, cây còn thấp, tôi vẫn trèo lên hái trái đem bán. Trái tuy nhỏ nhưng nước ngọt, mát, uống ngon mà đem nấu ăn cũng tốt nên khách thích lắm”, ông kể.
Sau này, khi thân dừa vươn cao, ông Long không đủ sức trèo lên hái trái mà phải nhờ người quen trèo và chia đôi số dừa hái được cho người này.
Ít năm trở lại đây, ông không thấy người này nữa. Thành thử những trái dừa không được ai hái cứ thế già đi, khô lại rồi rụng xuống mái nhà, ven kênh.
"Vũ khí" chống bão
Sau 30 năm, 4 cây dừa của ông Long đã mọc cao vút. Những tàu dừa không còn gần như phủ trực tiếp lên mái nhà. Tuy vậy, bóng mát vẫn giúp căn nhà của ông tránh được cái nóng gay gắt của TP.HCM.
Ông chia sẻ: “Khí hậu ở đây 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Những năm trước, TP.HCM cũng nắng nóng nhưng không khắc nghiệt như năm nay.
Nếu không có 4 cây dừa cùng mấy cây xanh tỏa bóng mát xung quanh nhà, chắc tôi chịu không nổi. Nhà có máy lạnh, quạt điện nhưng mùa nắng nóng này tôi ít bật vì đã có bóng mát của cây cối, gió trời từ kênh”.
Các cây dừa còn có nhiệm vụ gia cố, giúp căn nhà của ông Long vượt qua mùa mưa bão. Nhà vốn được dựng từ gỗ, lợp mái tôn đơn sơ trên mé kênh.
Những năm mưa bão xưa, dù ông chôn cọc gỗ làm cột nhà, giữ mái tôn nhưng vẫn bị gió mạnh giật tung, nhổ lên. Thấy 4 cây dừa mọc cao, thân to, gốc lớn, ông quyết định biến chúng thành cột nhà.
Ông dùng đinh lớn đóng các cây gỗ trên mái nhà vào thân 4 cây dừa. Bằng cách này, mỗi khi mưa bão, mái nhà không còn bị gió lật lên, cuốn đi. Thay vào đó, mái nhà “chỉ rung rinh theo nhịp rung lắc của mấy cây dừa khi bị gió bạt”.
Đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, thế nên dẫu nhà chật hẹp, ông Long vẫn không thấy phiền hà.
Ông cũng chấp nhận việc vào mùa mưa, nước theo thân dừa chảy vào nhà gây ẩm mốc. Để hạn chế mưa dột theo thân dừa, ông dùng bao, bạt bọc chúng lại.
Sau đại dịch Covid-19, quán giải khát dưới bóng dừa của ông Long vắng khách. Không thể cầm cự, ông đành phải đóng cửa. Ông cũng không hái dừa tươi trên những cây dừa mọc giữa nhà để bán nữa.
Dẫu vậy, chưa bao giờ ông có ý định đốn hạ bất cứ cây dừa nào mình đã tự tay trồng. Ông tâm sự: “4 cây dừa đã gắn bó với gia đình tôi 30 năm nay. Không riêng gì tôi mà mọi người trong nhà ít nhiều đều có bao kỷ niệm với chúng”.
Trong vòng khoảng chục giây anh Núi có thể leo lên cây dừa 10m và sau đó cũng lộn xuống rất nhanh với tư thế rất "độc, lạ". Không những thế "thánh" leo dừa còn lột dừa khô bằng răng rất nhanh.
" alt="Trồng 4 cây dừa giữa nhà, ông lão ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm"/>Trồng 4 cây dừa giữa nhà, ông lão ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm
Thời điểm tốt nhất để đánh răng
Thời gian để đánh răng mỗi ngày phổ biến nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Nhưng vào buổi sáng, bạn nên đánh răng trước hay sau bữa ăn? Các chuyên gia khẳng định rằng, bạn nên đánh răng trước ăn sáng.
Ưu điểm của đánh răng trước khi ăn sáng
Khi bạn ngủ, vi khuẩn trên miệng sẽ sinh sôi. Chính vi khuẩn này là nguyên nhân tạo ra mảng bám và khiến bạn luôn thức dậy với hơi thở có mùi.
Nếu bạn đánh răng ngay sau khi thức dậy, răng của bạn sẽ được phủ một lớp florua trước khi ăn, điều này giúp bạn tránh mảng bám và vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn sáng mà bạn sắp ăn.
Nhược điểm của việc đánh răng sau khi ăn sáng
Bạn không nên đánh răng ít nhất 30 phút sau khi vừa tiêu thụ thứ gì đó có tính axit như bánh mì nướng, cà phê và nước cam - những món ăn sáng phổ biến.
Đánh răng sau khi tiêu thụ thức ăn có thể ảnh hưởng đến men răng của bạn và đó là lý do tại sao các nghiên cứu cho rằng, đánh răng trước khi ăn sáng sẽ tốt hơn. Vì vậy, bạn hãy ghi nhớ điều này khi thức dậy vào ngày mai.
Lời khuyên cho những ai vẫn thích đánh răng sau bữa sáng:
Nếu bạn vẫn muốn đánh răng sau khi ăn, hãy làm theo những lời khuyên sau để giữ gìn sức khỏe răng miệng của mình:
- Bạn nên đánh răng sau khi ăn từ 30 phút đến một giờ.
- Để làm sạch răng và có hương vị thơm hơn trong miệng, bạn hãy uống một cốc nước hoặc nhai kẹo cao su không đường.
- Khi ăn thức ăn và đồ uống có tính axit (bánh mì, bánh ngọt, trái cây sấy khô, trái cây như cam, quýt và nước cam) trong bữa sáng, bạn nhớ đợi thêm một lúc trước khi đánh răng.
Đôi khi, những rắc rối nhỏ như thất lạc hành lý, say tàu xe có thể khiến một ngày của chúng ta trở thành thảm họa. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.
" alt="Lời khuyên của nha sĩ về việc nên đánh răng trước hay sau bữa sáng"/>Lời khuyên của nha sĩ về việc nên đánh răng trước hay sau bữa sáng
Đây là tập thơ thứ 49 của tôi vừa ra mắt tại Canada, tiếp theo mạch nguồn được khai sinh từ năm 1986, năm bắt đầu đổi mới ở Việt Nam, về số phận con người. Mà con người, như có lần tôi đã nói, là vấn đề trung tâm của thơ ca nhân loại, mang tính toàn cầu. Càng ngày, chúng ta càng sống trong một thế giới không ổn định với chiến tranh, khủng bố, sự bất công, áp bức và đói nghèo.
- Có nhận xét rằng thơ ông thể hiện nỗi buồn của con người khi cái thiện bị cái ác lấn lướt và sự thật - giả lẫn lộn. Ý kiến của ông thế nào?
Tôi nghĩ, từ xưa đã thế nhưng hiện nay nó thành vấn đề gay gắt vì chúng ta chú ý nhiều hơn. Và nó cũng thể hiện với cấp độ cao hơn, tương ứng với sự phát triển của kinh tế và đời sống xã hội. Ngày xưa không có cướp ngân hàng, không có các vụ lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng qua Internet… Tôi có câu thơ: “Cái ác vỗ vai cái thiện/ Cả hai cùng cười đi về tương lai…” mà một số tỉnh thành đã lấy làm đề thi chọn học sinh giỏi. Dường như không cách nào hạn chế vấn nạn này. Ngay cả đình, chùa, đền, miếu linh thiêng cũng thành nơi kinh doanh kiếm tiền.
- Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng ông luôn thu nạp được những dung lượng của văn hóa và có phong cách sáng tạo riêng. Ông có thể nói về quá trình hình thành phong cách này và làm thế nào để duy trì sự độc đáo đó?
Tên tập thơ Đi một mình(Go alone)là tôi lấy ý từ hai chữ "Độc hành" của nhà thơ Hữu Thỉnh khi ông nhận xét về thơ tôi. Ông nói: “Trần Nhuận Minh có nhiều bài thơ rất hay. Ông có nhiều thành tựu, được tặng nhiều giải thưởng. Nhưng ông không dừng lại ở đâu hết. Ông đang độc hành trên con đường sáng tạo, một mình một kiểu…”.
Còn hình thành được phong cách hay duy trì sự độc đáo thì theo tôi, điều tưởng như rất khó ấy, thực ra lại dễ dàng đạt được. Bạn hãy lắng nghe trái tim nói gì, có nghe thấy không? Có khi tiếng tim ấy “một mình mình biết, một mình mình hay” (Truyện Kiều- Nguyễn Du). Nghĩa là nó "tự có" ở trong bạn, lặng lẽ và bền bỉ, bạn chỉ cần nhận ra, nhân rộng lên và bắt nó phải theo mình đến tận cùng; thôi thúc bạn cầm bút, có khi không cần cả bút, nó vẫn tự ra đời trong trí nhớ hay hiển hiện ở giấc mơ… Tôi nhớ một câu nói của một nhà thơ Pháp: “Hãy đập vào trái tim mình. Thiên tài là ở đấy!”
- Nhà nghiên cứu Hoa Kỳ - William Hanbury Tenison đánh giá thơ ông có khả năng thu hút người đọc bằng tính chất vô thường và phù du. Ông xây dựng hình ảnh và nhịp điệu trong thơ như thế nào để đạt được hiệu quả đó?
Tôi có may mắn là được các nhà phê bình và bạn đọc chú ý, kể cả ở trong nước và quốc tế. Các bài viết đã đăng báo in sách về thơ tôi, rút ra chọn lại rồi đưa in cũng được đến 4 tập, mỗi tập khoảng 300 - 400 trang. Ông William viết về tôi có 2 điều: Một là, về chủ thuyết, tôi không theo hẳn một chủ nghĩa nào. Tuy thế, vẫn thấy triết học của Lão Tử ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn. Hai là, thơ tôi không giáo huấn, không bắt buộc người đọc phải hiểu theo cách hiểu của tác giả.
William viết một câu rất lạ: “Tôi đang đọc bài thơ này hay nó đang đọc tôi?”. Thật sự, chưa thấy ai viết về thơ tôi như thế.
- Là một nhà thơ hào phóng trong việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân, ông muốn độc giả cảm nhận điều gì khi đọc thơ mình?
Tôi quan niệm rằng ai cũng có quyền cảm nhận theo cách của mình, có thể tự đưa ra kết luận, thậm chí chả cần kết luận nào. Người đọc cứ bị dẫn dụ bởi các câu thơ, đơn giản vậy thôi.
Nhưng tôi rất muốn độc giả đọc thơ Trần Nhuận Minh sẽ biết thương người hơn và sống tốt hơn, biết chia sẻ và giúp đỡ người khác, hay ít nhất cũng không làm tổn thương đến ai. Đó cũng là thông điệp giản dị của thơ tôi.
Nhà thơ Trần Nhuận MinhNhà thơ Trần Nhuận Minh sinh năm 1944, tại Hải Dương, sống và viết tại Quảng Ninh từ năm 1962 đến nay, nhiều năm được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam...
Ông đã ra mắt 52 tác phẩm ở nhiều thể loại: sáng tác (thơ và tiểu thuyết), lý luận phê bình văn học, nghiên cứu văn hóa và lịch sử, biên khảo giới thiệu một số nhà thơ lớn nước ngoài. Nhiều tác phẩm được dịch ra các ngôn ngữ khác nhau, được tái bản nhiều chục lần ở trong nước, được đưa vào dạy và học trong trường phổ thông từ năm 1980 đến nay, được tặng nhiều giải thưởng văn học ở trong nước và khu vực sông Mekong trong đó có Giải Nhà nước đợt 2 năm 2007.
" alt="'Cái ác vỗ vai cái thiện/ Cả hai cùng cười đi về tương lai...'"/>'Cái ác vỗ vai cái thiện/ Cả hai cùng cười đi về tương lai...'